Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Tranh chấp nghĩa vụ thanh toán nợ quá hạn trong hợp đồng

Khi giao kết hợp đồng, các bên cần tôn trọng và thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Tuy nhiên, không ít trường hợp một bên vi phạm nghĩa vụ, gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của bên còn lại. Một loại vi phạm phổ biến đó là vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng. Rất nhiều trường hợp hết hạn thanh toán nhưng bên có nghĩa vụ vẫn chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa đầy đủ cho bên có quyền dẫn đến nợ quá hạn. Vậy khi phát sinh tranh chấp nghĩa vụ thanh toán nợ quá hạn trong hợp đồng thì hướng giải quyết thế nào? Hãy cùng Công ty Luật Apolo Lawyers (Tel: 0903 419 479) tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu qua quy định về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng.

1. Quy định về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng

Hầu hết các hợp đồng song vụ đều có điều khoản về thanh toán. Đặc biệt, đối với quan hệ hợp đồng mua bán, thanh toán được xem là nghĩa vụ cơ bản nhất và quan trọng nhất của bên mua. Điều khoản thanh toán quy định rằng Bên có nghĩa vụ phải thanh toán một khoản tiền tương ứng với giá trị tài sản hoặc công việc được xem là đối tượng hợp đồng cho Bên có quyền.

Điều 440 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả tiền như sau:

1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.

2. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.

Nghĩa vụ trả tiền cũng chính là nghĩa vụ thanh toán. Căn cứ vào quy định trên có thể thấy rằng, khi các bên có thỏa thuận về thời hạn và địa điểm thanh toán tiền thì bên mua phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền theo đúng thỏa thuận đó. Nếu không thỏa thuận về thời hạn thanh toán tiền thì việc thanh toán tiền được thực hiện ngay sau khi bên bán giao tài sản.

dich-vu-luat-su-apolo-lawyers

Ngoài ra, nghĩa vụ thanh toán còn được quy định trong Luật Thương mại năm 2005 tại Điều 50.

“1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.

2. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.

3. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra”

Có thể thấy, tương tự như Bộ luật dân sự, Luật Thương mại cũng ưu tiên sự thoả thuận của các bên trong việc quy định nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên, Luật Thương mại quy định chi tiết và nhấn mạnh hơn tầm quan trọng của nghĩa vụ thanh toán khi mà quy định nếu Bên bán không có lỗi thì Bên mua vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán ngay cả khi hoàng hoá bị hư hỏng, mất mát sau thời điểm chuyển rủi ro. Theo đó, để được miễn thánh toán, Bên mua cần phải chứng minh lỗi của Bên bán.

Như vậy, khi hợp đồng có quy định nghĩa vụ thanh toán, bên có nghĩa vụ cần thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ: đúng thời hạn và đủ số tiền cần thanh toán.

2. Xử lý vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Tùy theo bản chất của việc mua bán này và tùy theo chủ thể tham gia vào hợp đồng mà cơ quan tài phán sẽ áp dụng quy định của Luật Thương mại hoặc Bộ luật Dân sự để xét xử. Pháp luật quy định có những phương thức xử lý khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán như: buộc thực hiện đúng Hợp đồngphạt vi phạm; bồi thường thiệt hại; tạm dừng hợp đồng; đình chỉ hợp đồng; huỷ bỏ hợp đồng.

Trả lãi chậm trả

Ngoài ra, nếu các bên không thoả thuận gì khác thì bên vi phạm còn phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015 nếu là tranh chấp dân sự, hoặc theo Điều 306 Luật thương mại năm 2015 nếu là tranh chấp kinh doanh thương mại.

Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015:

"1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.”

Theo đó Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định mức lãi suất cao nhất mà các bên có thể thoả thuận là 20%/năm trường hợp các bên không xác định rõ lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 10%/năm.

Điều 306 Luật thương mại năm 2015:

Điều 306. Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán

Trường hợp bên mua chậm thanh toán tiền hàng và các chi phí hợp lí khác thì bên bán có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Quy định này của Luật thương mại có sự khác biệt với quy định của Bộ luật dân sự về xử lí vi phạm chậm thanh toán tiền trong hợp đồng mua bán tài sản, theo đó trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đổi với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Có thể nhận thấy quy định của Luật thương mại về xử lí vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán phù hợp với yêu cầu của quan hệ mua bán hàng hoá trong thương mại, đáp ứng yêu cầu vận động của vốn kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường.

>> Đọc thêm: Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp

>> Đọc thêm: Tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần

dich-vu-luat-su-apolo-lawyers

3. Giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp đã áp dụng các chế tài nhưng bên vi phạm vẫn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì bên bị vi phạm có quyền được kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp như Tòa án hoặc Trọng tài.

Giải quyết bởi Trọng tài

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ nhu cầu của chính các thương nhân, doanh nghiệp. Trong quá trình giải quyết, ý chí của các bên luôn được tôn trọng. Các bên có quyền tự do lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên và xác định thủ tục trọng tài nhằm giải quyết một cách hiệu quả nhất các tranh chấp phát sinh mà ít tốn kém về cả thời gian và kinh phí. Trình tự, thủ tục và điều kiện thụ lý giải quyết tranh chấp hợp đồng được quy định cụ thể trong Luật Trọng tài Thương mại 2010.

Giải quyết bởi Tòa án

Tòa án là một cơ quan trong bộ máy nhà nước thuộc nhánh tư pháp, nhân danh quyền lực của nhà nước để đưa ra phán quyết theo trình tự thủ tục nghiêm ngặt. Bản án của nhà nước sẽ được cưỡng chế thi hành bằng sức mạnh nhà nước.

Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là trường hợp khi có tranh chấp phát sinh nếu các bên không tự thỏa thuận, hòa giải với nhau thì có thể nộp đơn ra Tòa án, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Các bên cần lưu ý các điều kiện cơ bản về thụ lý, hồ sơ khởi kiện, trình tự thủ tục theo quy định tại Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015.

dich-vu-luat-su-apolo-lawyers

4. Tư vấn giải quyết tranh chấp nghĩa vụ thanh toán nợ quá hạn trong hợp đồng

Tranh chấp hợp đồng luôn mang đến cho các bên sự mệt mỏi vì sự phức tạp của loại tranh chấp này. Do vậy, để bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình, cả bên vi phạm lẫn bên bị vi phạm đòi hỏi khi tham gia giải quyết tranh chấp, mỗi bên phải nắm vững được các quy định pháp luật liên quan hoặc phải nhờ Luật sư hỗ trợ về mặt pháp lý.

Luật sư của Công ty Luật Apolo Lawyers (Tel: 0903.419.479) có nhiều kinh nghiệm tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án nhân dân và tại Trung tâm Trọng tài Thương mại. Do đó, chúng tôi có thể hỗ trợ cho Quý khách hàng giải quyết những khúc mắc về pháp lý nêu trên.

APOLO LAWYERS

Luật sư tư vấn pháp luật Lao động

Tư vấn pháp luật về thừa kế

Dịch vụ ly hôn nhanh

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Dịch vụ xin giấy phép đầu tư

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS

phone-icon