Các hành vi đánh nhau, gây thương tích xảy ra ngày một phổ biến hơn. Việc xác định trách nhiệm hình sự của người gây thương tích sẽ chủ yếu dựa trên tỷ lệ tổn thương cơ thể của bị hại. Để có thể xác định được tỷ lệ thương tích thì phải tiến hành việc giám định thương tích. Hãy cùng Công ty Luật Apolo Lawyers tìm hiểu cách giám định thương tích trong vụ án hình sự. Nếu có thắc mắc, hay cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý nào, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0903.419.479.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề giám định thương tích trong vụ án hình sự, trước hết hãy tìm hiểu về các quy định pháp luật có liên quan.
Việc giám định thương tích thường được thực hiện thông qua hoạt động Trưng cầu giám định theo Điều 205 BLTTHS 2015. Cụ thể, khi thuộc một trong các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định. Sau khi ra quyết định trưng cầu giám định, trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm ban hành, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
3. Nguyên nhân chết người;
4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
6. Mức độ ô nhiễm môi trường.
Theo đó, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe là một trong số các vấn đề bắt buộc phải trưng cầu giám định. Do đó, để xác định được tỷ lệ tổn thương cơ thể, xem xét xử lý hình sự đối với người thực hiện hành vi gây thương tích thì buộc phải giám định thương tích của bị hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt là trong các vụ việc có hành vi gây thương tích thì nhiều nạn nhân lại không đồng ý việc giám định thương tích. Liên quan đến vấn đề bị hại từ chối giám định thì theo điểm b khoản 2 Điều 127 BLTTHS 2015 trong trường hợp người bị hại từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải. Có thể thấy, nếu bị hại trong vụ việc cố ý gây thương tích từ chối giám định thương tích thì hoàn toàn có thể bị các chủ thể có thẩm quyền dẫn giải theo quy định trên.
Mặc dù vậy, trên thực tế các cơ quan có thẩm quyền thường không lựa chọn hình thức dẫn giải trong trường hợp này. Nếu việc gây thương tích do đối tượng hành xử mang tính chất côn đồ, cố ý gây thương tích cho nạn nhân bằng hung khí (dao, kiếm, lê…) thì các chủ thể có thẩm quyền sẽ vận động bị hại để họ hiểu được quyền lợi của mình mà thực hiện việc giám định thương tích. Đây được xem là một trong các trường hợp bắt buộc phải giám định thương tích.
Theo Điều 12 Luật Giám định tư pháp hiện hành thì cá nhân khi bị người khác gây thương tích, bị ảnh hưởng về sức khỏe có thể điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên kết luận giám định tỷ lệ thương tích chỉ được công nhận khi thực hiện việc giám định tại các tổ chức giám định tư pháp được thành lập hợp pháp theo quy định pháp luật như: Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an; Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh; Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng; Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao….
Đầu tiên, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định trưng cầu giám định. Khi thuộc một trong các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định hoặc khi xét thấy cần thiết, hay dựa trên yêu cầu giám định của đương sự hoặc người đại diện của họ. Quyết định trưng cầu giám định phải đảm bảo các nội dung tại khoản 2 Điều 205 BLTTHS 2015. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
Tiếp đó, chủ thể có thẩm quyền sẽ thực hiện việc giám định theo yêu cầu dựa trên các tài liệu về đối tượng cần giám định. Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng phải báo trước cho người giám định biết. Việc giám định do cá nhân hoặc do tập thể thực hiện (Điều 209 BLTTHS 2015).
Sau khi kết thúc giám định, chủ thể đã tiến hành giám định sẽ ban hành kết luận giám định. Theo Điều 213 BLTTHS 2015 thì kết luật giám định phải ghi rõ kết quả giám định đối với những nội dung đã được trưng cầu, yêu cầu và những nội dung khác theo quy định của Luật giám định tư pháp. Trong vòng 24 giờ tính từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. Trong trường hợp muốn làm sáng tỏ nội dung của kết luận giám định, cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định, hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết.
Ngoài ra, đối với chi phí giám định thương tích sẽ do cơ quan trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định thương tích trả cho cơ quan, tổ chức đã thực hiện việc giám định thương tích theo quy định tại Điều 36 Luật giám định tư pháp hiện hành.
2. Cấu thành tội phạm của Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS)
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, người phạm tội xâm hại đến sức khỏe của người khác. Người phạm tội sử dụng các công cụ, phương tiện ít có tính nguy hiểm đến tính mạng, tấn công vào các vị trí không trọng yếu với mong muốn làm tổn hại đến sức khỏe chứ không lấy đi tính mạng nạn nhân.
+ Hậu quả: Tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS hiện hành.
+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi của người phạm tội là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc tổn hại sức khỏe của người bị hại.
- Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi có lỗi cố ý trực tiếp, thấy trước được hậu quả của hành vi mình gây ra nhưng mong muốn hậu quả xảy ra.
Khi bạn thuộc một trong các chủ thể liên quan đến hành vi gây thương tích có dấu hiệu của tội Cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS hiện hành). Bạn hãy liên lạc với các chủ thể am hiểu pháp luật khác như luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn được tốt nhất. Công ty Luật Apolo Lawyers cung cấp một số hoạt động như sau:
- Tư vấn cho khách hàng về tội Cố ý gây thương tích, các quy định có liên quan đến tội danh này của pháp luật hình sự, phân tích, xác định rõ tình trạng pháp lý của khách hàng, đưa ra lời khuyên cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng ;
- Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
- Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ tố tụng hình sự;
- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Tư vấn về thủ tục mời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng cung cấp, thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan.
- Hỗ trợ khách hàng soạn thảo các văn bản như văn bản kiến nghị, khiếu nại trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;
- Tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng tại phiên tòa bằng việc đưa ra những chứng cứ, lập luận để chứng minh cho thân chủ vô tội hoặc đề nghị giảm nhẹ tội.
Công ty Luật Apolo Lawyers cam kết với khách hàng sẽ đảm bảo chất lượng dịch vụ, tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến việc giám định thương tích, cũng như là một số tư vấn của Công ty Luật Apolo Lawyers về Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS hiện hành). Nếu muốn được tư vấn cụ thể hơn hãy liên hệ với chúng tôi qua email: contact@apolo.com.vn hoặc số Hotline: 0903.419.479.
>>> Xem thêm: Lùi xe làm chết người thì phạm tội gì
>>> Xem thêm: Người chưa thành niên trộm cắp tài sản xử lý như thế nào?
APOLO LAWYERS