Trong bối cảnh xã hội ngày càng phức tạp, các tội phạm trật tự xã hội, đặc biệt là hành vi cướp tài sản có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Điều này là vấn đề nhức nhối gây hoang mang trong dư luận xã hội. Tội cướp tài sản không những xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản mà còn xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của con người. Nhiều đối tượng vì cần tiền nên đã không ngần ngại ra tay cướp bóc tài sản của người dân. Chúng thẳng tay gây thương tích đối với người bị hại nhằm mục đích để hành vi của mình được thực hiện suôn sẻ. Tuy nhiên, chính những hành động nguy hiểm đó đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và có nhiều trường hợp dẫn đến chết người. Như vậy, nếu cướp tài sản nhưng làm chết người thì bị xử phạt như thế nào?
Bài viết dưới đây của Công ty Luật Apolo Lawyers sẽ giúp cho Quý khách hàng giải đáp được vấn đề này. Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline 0903.419.479 để được Công ty Luật Apolo Lawyers hỗ trợ tốt nhất.
Tội cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý làm cho người có tài sản lâm vào tình trạng không thể chống cự nhằm chiếm đoạt tài sản của họ. Tội cướp tài sản được quy định cụ thể tại điều 168 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Thực tế, để hành vi cướp tài sản được thực hiện một cách suôn sẻ, các đối tượng không ngần ngại thẳng tay gây thương tích cho nạn nhân. Thế nhưng, hành vi này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là làm chết người.
Trong trường hợp này, để xác định tội danh cho người phạm tội cần xác minh xem hành vi gây tại nạn cho nạn nhân có mục đích làm chết người hay không cần xem xét trong hai trường hợp.
Trong quá trình cướp tài sản người phạm tội gây ra hậu quả chết người do lỗi vô ý. Tức các đối tượng vô ý gây ra tai nạn hoặc cố ý gây ra tai nạn nhưng chỉ nhằm mục đích trốn chạy chứ không cố ý gây chết người thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cướp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là làm chết người.
Theo điểm c Khoản 4 Điều 168 Bộ luật hình sự, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 18 năm - 20 năm hoặc tù chung thân:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
- Làm chết người...
Ví dụ: A cầm súng giả, giơ súng về phía bà B để đe dọa cướp tài sản. Bà B bị bệnh tim, sợ quá bị nhồi máu cơ tim chết. Vì A không có mục đích giết người, A không biết bà B bị bệnh tim, cái chết của bà B là ngoài mong muốn của A.
Như vậy, với trường hợp cướp tài sản nhưng làm chết người với lỗi vô ý, người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cướp tài sản với mức phạt tù từ 18 năm - 20 năm hoặc tù chung thân.
Trong quá trình cướp tài sản người phạm tội gây ra hậu quả chết người là do hành vi dùng vũ lực với lỗi cố ý, cả cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp; cả do hành vi dùng vũ lực, trong quá trình cướp tài sản cũng như trong quá trình tẩu thoát. Với trường hợp này, ngoài Tội cướp tài sản, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người.
Đối với trường hợp hậu quả chết người chưa xảy ra là ngoài mong muốn của người phạm tội. Thì người phạm tội vẫn bị truy cứu cả hai tội, đó là Tội cướp tài sản và Tội giết người (trường hợp chưa đạt). Ví dụ: A cướp tài sản của B, do B chống cự, A dùng búa đập thẳng vào đầu B, B ngất xỉu, A tưởng B chết, liền rời khỏi hiện trường, nhưng sau đó, B được đưa đi cấp cứu và chỉ bị thương tích.
Các biện pháp ngăn chặn không cho tội cướp tài sản xảy ra: kiểm soát những người nghiện ma túy, người sau cai nghiện; phát huy vai trò của nhân dân và các cơ quan, tổ chức trong phòng ngừa tội cướp tài sản; biện pháp về quản lý cư trú, quản lý địa bàn; nâng cao hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ trinh sát của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong ngăn chặn tội cướp tài sản.
Các biện pháp ngăn chặn không cho tội cướp tài sản thực hiện đến cùng: bố trí lực lượng thường xuyên tuần tra, canh gác, phục kích, chốt chặn ở những tuyến, những địa bàn trọng điểm về tội cướp tài sản; phát huy vai trò của quần chúng nhân dân để ngăn chặn không cho tội phạm được thực hiện đến cùng.
Các biện pháp ngăn chặn không cho tái phạm: nâng cao chất lượng công tác quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân; chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức và gia đình của người chấp hành xong án phạt tù quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập cộng đồng.
Nếu có khó khăn, thắc mắc về Cướp tài sản nhưng làm chết người thì bị xử phạt như thế nào? Cũng như các vấn đề khác Quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi Công ty Luật Apolo Lawyers qua email contact@apolo.com.vn hoặc Hotline - 0903.419.479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
Chúng tôi là công ty luật hoạt động dựa trên nền tảng lấy sự uy tín, tinh thần trách nhiệm làm đầu. Luật sư của chúng tôi là những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm hành nghề lâu năm, luôn làm việc tận tâm, nhiệt tình và hiệu quả. Chúng tôi luôn cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với chất lượng vượt trội. Thông tin của khách hàng được chúng tôi bảo mật tuyệt đối. Và điều quan trọng mang đến sự thành công cho chúng tôi là chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng sự an tâm và lợi ích tối đa trong từng vụ việc.
>>> Xem thêm: Tội tổ chức đua xe trái phép bị xử lý như thế nào?
APOLO LAWYERS