Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Những điều cần biết khi ký kết hợp đồng tín dụng

Vay vốn là nhu cầu chính đáng của các chủ thể trong xã hội, nhu cầu này cũng trở nên ngày càng phổ biến. Từ đó, việc ký kết các loại hợp đồng vay, hay còn gọi là hợp đồng tín dụng ngày càng nhiều. Để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn, hãy cùng Công ty Luật Apolo Lawyers tìm hiểu những điều cần biết khi ký kết hợp đồng tín dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ hãy liên lạc với chúng tôi qua số Hotline: 0903.419.479.

dich-vu-luat-su-apolo-lawyers

1. Quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng

1.1. Hợp đồng tín dụng là gì?

Hợp đồng tín dụng là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân về việc chuyển giao một khoản tiền cho bên vay sử dụng trong một thời gian nhất định dựa trên nguyên tắc hoàn trả.

Hợp đồng tín dụng ngân hàng là Việc thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân vay vốn (bên vay), theo đó, tổ chức tín dụng cam kết cho bên vay vay khoản tiền với điều kiện hoàn trả gốc và lãi trong thời hạn nhất định.

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng được xác lập và thực hiện thông qua công cụ pháp lí là hợp đồng tín dụng.

1.2. Bản chất pháp lý của Hợp đồng tín dụng

– Là hợp đồng cho vay tài sản theo Bộ luật dân sự 2015; là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

– Bên cho vay là tổ chức tín dụng.

1.3. Phân loại hợp đồng tín dụng

1.3.1. Căn cứ theo thời hạn sử dụng vốn

– Cho vay ngắn hạn: dưới 01 năm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, tiêu dùng

– Cho vay trung và dài hạn: từ 01 năm trở lên để đầu tư vào tài sản cố định, mua sắm tài sản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt , tiêu dùng

1.3.2. Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay

– Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ trả nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc của người thứ ba

– Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ trả tiền vay không được bảo đảm – tín chấp ( uy tín)

1.3.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

– Cho vay kinh doanh

– Cho vay tiêu dùng

Căn cứ phương thức cho vay

– Cho vay từng lần: lập hồ sơ vay vốn theo từng lần

– Cho vay theo hạn mức tín dụng

– Cho vay theo dự án đầu tư

– Cho vay hợp vốn: các tổ chức tín dụng cùng thực hiện cho vay một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng

– Cho vay trả góp: thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay

– Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: tổ chức tín dụng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt

– Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

– Cho vay theo hạn mức thấu chi: cho khách hàng cho tiêu vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán.

2. Điều kiện vay vốn ngân hàng

Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật.

Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

- Có phương án sử dụng vốn khả thi.

- Có khả năng tài chính để trả nợ.

- Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.

3. Những nhu cầu vốn không được cho vay

Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn như sau:

- Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

- Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.

- Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

- Để mua vàng miếng.

- Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

- Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;

+ Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

+ Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

dich-vu-luat-su-apolo-lawyers

4. Hình thức của hợp đồng tín dụng

Hình thức và nội dung tối thiểu của hợp đồng tín dụng được quy định cụ thể tại Thông tư 43/2016/TT-NHNN  ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2019/TT-NHNN ngày 04 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 43/2016/TT-NHNN).

Hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và tổ chức tín dụng là hợp đồng dân sự giữa các bên. Hợp đồng dân sự có thể được xác lập dưới dạng văn bản, lời nói, hoặc hành vi. Tuy nhiên, đối với hợp đồng tín dụng thì pháp luật có quy định riêng biệt đây là loại hợp đồng phải được lập thành văn bản thì mới có giá trị pháp lý. Nói cách khác, ngoài hình thức hợp đồng là văn bản thì hợp đồng tín dụng không chấp nhận các hình thức khác như lời nói hay hành vi cụ thể. Nếu không tuân thủ quy định về hình thức thì có thể làm cho hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa các bên bị vô hiệu.

5. Nội dung của hợp đồng tín dụng

Căn cứ theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN, nội dung của hợp đồng tín dụng bao gồm những điều khoản cơ bản như:

– Điều khoản về chủ thể cho vay – khách hàng;

– Điều khoản về đối tượng hợp đồng;

– Điều khoản về thời hạn sử dụng vốn vay;

– Điều khoản về mục đích sử dụng vốn vay;

– Điều khoản về phương thức cho vay, việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay, trả nợ trước hạn;

– Điều khoản về lãi suất cho vay, về chuyển nợ quá hạn  và một số nội dung khác như quyền và trách nhiệm của các bên, hiệu lực của hợp đồng…

6. Một số lưu ý khác

Để đảm bảo quyền lợi của mình, bên vay của hợp đồng tín dụng cần chủ động tìm hiểu thật kỹ, có những hiểu biết nhất định về hình thức giao dịch mà mình sẽ tham gia trước khi quyết định ký kết hợp đồng.

Bên cạnh đó, bên vay cũng cần cân nhắc kỹ, không nên đăng ký khoản vay quá khả năng chi trả của mình. Đồng thời, có kế hoạch rõ ràng trong việc cân đối chi tiêu để thanh toán đối với các khoản vay theo kỳ hạn, nghiêm túc sử dụng số tiền đúng mục đích, trả đúng hạn theo quy định tại hợp đồng giữa các bên, nhằm tránh việc trả nợ quá hạn và các khoản lãi phát sinh hoặc mất khả năng thanh toán.

Trong trường hợp, bên vay sử dụng số tiền bất hợp pháp hoặc mất khả năng thanh toán sẽ bị phạt theo quy định tại hợp đồng và quy định pháp luật có liên quan.

7. Liên hệ

Trên đây là một số lưu ý khi ký kết hợp đồng tín dụng, Công ty Luật Apolo Lawyers sẽ hỗ trợ khách hàng thông qua các hoạt động sau đây:

- Tìm hiểu, tư vấn cho khách hàng về các quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng tín dụng;

- Tư vấn quyền, lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ của khách hàng trong hợp đồng tín dụng được ký kết;

- Xây dựng, soạn thảo nội dung của hợp đồng tín dụng phù hợp với quy định pháp luật;

- Kiểm tra, rà soát nội dung hợp đồng tín dụng trước khi khách hàng ký kết để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho khách hàng;

- Sau khi hợp đồng được ký kết, tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh (nếu có thỏa thuận giữa các bên).

- Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra liên quan đến hợp đồng tín dụng, hỗ trợ, thay mặt khách hàng thực hiện các công việc liên quan trong các giai đoạn tố tụng (nếu có sự thỏa thuận của các bên).

Nếu cần hỗ trợ, tư vấn về hợp đồng tín dụng, cũng như các vấn đề pháp lý khác, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua email: contact@apolo.com.vn hoặc Hotline - 0903.419.479.

>>> Xem thêm: Rủi ro khi thuê mặt bằng không có hợp đồng

>>> Xem thêm: Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai và những điều cần lưu ý

APOLO LAWYERS

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Tư vấn ly hôn trọn gói tại Thành phố Hồ Chí Minh

Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp

Luật sư tư vấn M&A và tái cơ cấu doanh nghiệp hậu M&A

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS

phone-icon