Gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe người khác theo Bộ Luật Hình sự là hành vi cố ý của một hoặc nhiều chủ thể xâm phạm đến sức khỏe của người khác dưới các thương tích cụ thể, là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác. Ngày nay số lượng liên quan đến tội này ngày càng tăng và diễn biến phức tạp, các vụ án tăng lên về số lượng và tính chất ngày càng nguy hiểm để lại nhiều hậu quả thương tâm. Vì vậy pháp luật Việt Nam đã đưa ra những quy định xử lý kịp thời, nghiêm minh nhằm hạn chế tiemf ẩn, nguy cơ tồn tại của tội phạm này thông qua các hình phạt áp dụng. Vậy để hiểu hơn về hành vi gây thương tích, tổn hại đến sức khở của người khác bị xử phạt như thế nào thì hãy theo dõi bài viết này của Công ty Luật Apolo Lawyers, nếu trường hợp có những thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0903.419.479 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Hành vi cố ý gây thương tích và tổn hại sức khỏe cho người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ.
Gây thương tích được hiểu là hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác gây tổn thương cho cơ thể của người khác. Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn tác động vào cơ thể nạn nhân dẫn đến làm mất hoặc giảm chức năng các bộ phận (cơ quan) trên cơ thể của họ.
Căn cứ pháp lý: Điều 134 Bộ luật hình sự 2014, Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017
- Hành vi:
+ Đối với tội cố ý gây thương tích. Được thể hiện qua hành vi dùng vũ lực (có sử dụng hung khí hoặc không sử dụng hung khí) hoặc thủ đoạn khác tác động lên cơ thể người khác gây tổn thương cho họ (như gãy chân, thủng bụng, lòi mắt….) Các thương tích nhìn chung có thể thấy rõ.
Việc dùng vũ lực có thể chỉ bằng sức mạnh cơ thể (như dùng tay đấm, dùng chân đá) hoặc có kèm theo hung khí tác động lên cơ thể nạn nhân.
Việc dùng thủ đoạn khác (gián tiếp) có thế ép cho nạn nhân tự gây thương tích hoặc xô đẩy làm cho nạn nhân ngã, va vào vật cứng dẫn đến thương tích…
+ Đối với tội gây tổn hại cho sức khỏe cho người khác. Được thể hiện qua hành vi dùng thủ đoạn tác động vào cơ thể nạn nhân làm cho một số bộ phận cơ thể nạn nhân bị mất hoặc bị suy giảm chức năng (như đánh vào huyệt gây liệt bán thân, cho uống thuốc độc gây tổn hại nội tạng, tạt axit gây mù mắt…) mặc dù các bộ phận (cơ quan) của cơ thể vẫn còn nguyên vẹn.
Dấu hiệu khác
- Hậu quả: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân từ 11% trở lên là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Là hành vi cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe. Là quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người.
Ví dụ: A và B là hàng xóm sinh sống tại thôn X. Ngày 04/04/2017, do mâu thuẫn lời nói giữa hai bên, A đã sử dụng gậy tre dài 75cm, đường kính 4cm, đánh liên tục vào đầu B, gây ra tỷ lệ thương tích cho B là 15%.
Tình huống trên, khách thể của tội phạm là quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của B. Việc A sử dụng gậy tre dài 75cm, đường kinh 4cm đánh liên tục vào đầu B đã xâm phạm tới khách thể mà Luật hình sự bảo vệ đó là quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của B. Đối tượng tác động là con người B, đang sống và tồn tại trong thế giới khách quan. Chính hành vi của A đã làm biến đổi tình trạng bình thường của B, dẫn đến hậu quả là B bị thương tích 15%.
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý, có thể là cố ý trực triếp hoặc cố ý gián tiếp
Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 1,2 và từ đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 3,4 điều 104 Bộ luật hình sự.
Mức hình phạt đối với tội phạm gây nguy hiểm cho xã hội này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:
a) Khung một (khoản 1)
Có mức hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Được áp dụng trong trường hợp phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng phải có một trong các dấu hiệu cấu thành cơ bản được nêu ở mặt khách quan và chủ quan.
b) Khung hai (khoản 2)
Có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đên 30%, nhưng phải thuộc một trong các trường hợp được nêu ở mặt khách quan.
c) Khung ba (khoản 3)
Có mức phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. Được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60% nhưng phải thuộc một trong các trường hợp được nêu ở mặt khách quan.
Cần lưu ý: Việc dẫn đến chết người phải xuất phát từ thương tích của nạn nhân do không được cứu chữa kịp thòi. Nghĩa là phải có một khoảng thòi gian nhất định từ khi bị thương đến khi chết. Trong trường hợp nạn nhân bị tấn công đã chết ngay sau khi bị tấn công thì người phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm về tội giết người (trừ trường hợp chết do nguyên nhân bệnh lý).
d) Khung bốn (khoản 4)
Có mức phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Được áp dụng trong trường hợp phạm tội dẫn đến chết nhiều ngươi (từ hai người trở lên) hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.
Các tội xâm phạm đến sức khỏe của người khác là một trong những nhóm tội được quy định sớm trong pháp luật hình sự ở nước ta. Trong đó, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong những năm trở lại đây ngày càng gia tăng. Tuy nhiên hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác cũng có mức độ gây nguy hiểm cho xã hội khác nhau.
Pháp luật hiện hành đã có quy định cụ thể về chế tài xử lý đối với hành vi cố ý gây thương tích, căn cứ vào tỷ lệ thương tật của bên bị hại và động cơ, mục đích của bên có hành vi gây thiệt hại để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt hành chính.
Nếu bạn hoặc người thân mình đang gặp phải vấn đề này và chưa nắm được các quy định pháp luật về chế tài xử lý thì có thể Liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được tư vấn cụ thể về các vấn đề:
- Mức độ thương tật đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Trách nhiệm khi gây thương tích có sử dụng hung khí nguy hiểm;
- Mức bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng.
Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu được Luật sư tư vấn về các trường hợp khác vui lòng liên hệ email contact@apolo.com.vn hoặc số Hotline: 0903.419.479
>>> Xem thêm: Tội tổ chức đua xe trái phép bị xử lý như thế nào?
>>> Xem thêm: Thế nào là gá bạc? Tổ chức gá bạc bị phạt như thế nào?
APOLO LAWYERS