Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây, thị trường M&A ngày càng trở nên sôi động và thu hút số lượng khủng sự tham gia của các doanh nghiệp. Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, việc sáp nhập doanh nghiệp là điều tất yếu để mở rộng quy mô, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường và tăng khả năng hiện diện trên phạm vi quốc tế. Khi tham gia sáp nhập doanh nghiệp các bên đều có mục đích riêng nhằm mang lại lợi ích nhiều nhất cho công ty của mình. Nhằm tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp của mình các doanh nghiệp luôn khai thác những tiềm năng hay còn gọi là ưu điểm của hình thức sáp nhập, đồng thời nắm rõ một số mặt nhược điểm để triển khai một số chiến lược. Vậy sáp nhập doanh nghiệp mang lại những ưu điểm và nhược điểm nào? Bài viết dưới đây công ty Luật Apolo Lawyers sẽ đưa ra thông tin cần thiết để quý khách hàng nắm bắt được vấn đề này. Quý khách vui lòng liên hệ đến Hotline 0903.419.479 để được công ty Luật Apolo Lawyers hỗ trợ tốt nhất.
Sáp nhập doanh nghiệp được pháp luật các quốc gia thừa nhận như một biện pháp tổ chức, sắp xếp lại tổ chức quản lý và sắp xếp lại phương hướng đầu tư của doanh nghiệp.
Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tập trung kinh tế mà theo đó một hoặc một số doanh nghiệp có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của của công ty bị sáp nhập.
Ưu điểm của sáp nhập doanh nghiệp là những lợi ích, bất cập xảy ra trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng và nắm bắt ưu điểm của sáp nhập để có thể cân nhắc đưa ra những quyết định đúng đắn.
Sau khi sáp nhập, nhờ các mối quan hệ và vị thể vốn có của các doanh nghiệp sáp nhập mà doanh nghiệp mới sau khi hoàn thành sẽ tránh được nhiều sự cạnh tranh trên thị trường, do đó việc mở rộng thị phần và kiểm soát thị trường được thực hiện nhanh chóng và ít rủi ro hơn.
Doanh nghiệp mới sáp nhập đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn khi tăng quy mô sản xuất, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, có thêm dây chuyền sản xuất và mạng lưới khách hàng giúp hoạt động kinh doanh phát triển hơn.
Các doanh nghiệp bị sáp nhập này đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong một thời gian dài, vì thế sau khi sáp nhập các doanh nghiệp đó được xem xét như một hình thức mở rộng kinh doanh, giảm thiểu được nhiều rủi ro do việc hình thành sản phẩm và thị trường mới.
Doanh nghiệp sau khi sáp nhập có thể tận dụng được nguồn nhân lực đã có, cắt giảm những vị trí không cần thiết và bồi dưỡng những tinh hoa nhân sự từ đó cải thiện bộ máy nhân sự của doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Các doanh nghiệp mới khi sáp nhập sẽ có những cơ sở, dây chuyển sản xuất kinh doanh của nhau và nhanh chóng đi vào hoạt động, điều này giúp tiết kiện được thời gian và có cơ hội để tận dụng lợi thế mà thị trường mang lại.
Xét về tổng thể sáp nhập doanh nghiệp có nhiều ưu điểm, từ những ưu điểm đó cũng đồng thời mang lại lợi ích giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh dựa vào quy mô kinh doanh có thể thâm nhập vào thị trường mới hay là hai bên có thể khai thác lợi thế lẫn nhau, tăng thị phần, tận dụng quan hệ khách hàng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.
Việc sáp nhập doanh nghiệp đem rất nhiều lợi ích, tuy nhiên đi kèm với lợi ích sẽ xảy ra những rủi ro tìm ẩn. Do đó khi mua bán, sáp nhập công ty chủ doanh nghiệp cần có sự cân nhắc ưu điểm của sáp nhập doanh nghiệp sao cho phù hợp để tranh tối đa rủi ro, có như vậy hoạt động sáp nhập doanh nghiệp mới có thể tiến hành một cách thuận lợi và hiệu quả.
Tùy vào mỗi trường hợp cụ thể ưu nhược điểm của sáp nhập doanh nghiệp mới thể hiện chi tiết và rõ nét. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay đã bộc lộ một số nhược điểm và bất lợi đáng quan tâm.
Việc xác định, đánh giá giá trị thương mại, ưu nhược điểm của sáp nhập doanh nghiệp là rất khó, nếu có sai sót xảy ra trong quá trình định giá, doanh nghiệp mới thành lập không tạo ra giá tị, không kinh doanh hiệu quả nhanh chóng bị thị trường bỏ rơi.
Do mâu thuẫn nội bộ từ việc nắm bắt quyền hành sau khi sáp nhập, các yếu tố tài chính chưa được thống nhất dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp mới sáp nhập có thể thiếu tình đồng bộ do khác biệt về văn hóa, đặc điểm kinh doanh và hướng phát triển của mỗi doanh nghiệp, đo đó sự nhường bộ nhau trong quá trình hợp tác kinh doanh chính là điểm then chốt.
Trong quá trình đàm phán, thương lượng sáp nhập doanh nghiệp có thể dẫn đến việc đánh mất một số cổ đông lớn do không thuyết phục được họ về tính khả thi và khả năng sinh lời sau khi sáp nhập.
Mục đích chính của hoạt động sáp nhập doanh nghiệp là nâng cao giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường, do đó hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sau khi mua bán không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, dẫn đền việc khách háng rời đi, không nhận được sự ủng hộ của các phân khúc thị trường.
Doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra thời gian, tiền bạc để nghiên cứu, tìm hiểu khi sáp nhập với một doanh nghiệp khác, tuy nhiên hiệu quả thì có thể không như mong đợi. Doanh nghiệp có thể dùng nguồn vốn đó đầu tư vào những dự án tiềm năng, dễ thu được lợi nhuận và tỷ lệ thành công cao hơn.
Sáp nhập doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh sản xuất của minh. Tạo ra sự cạnh tranh tốt hơn và mang lại nhiều thị trường để có thể khai thác và phát triển. Vừa là công việc mang lại lơi ích cao tuy nhiên nhược điểm cũng khá lớn. Do đó nếu tiến hành xác định sáp nhập một doanh nghiệp vào hoạt động cùng với doanh nghiệp của mình thì người chủ doanh nghiệp cần có sự cân nhắc sao cho phù hợp. Có như vậy mới có thể tiến hành sáp nhập doanh nghiệp thuận lợi và đạt hiệu quả.
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ, tài liệu từ khách hàng.
Trợ lý luật sư chuyển yêu cầu của khách hàng đến Hội đồng luật sư Apolo tiếp nhận và báo phí dịch vụ tư vấn theo thỏa thuận.
Bước 2: Khách hàng và công ty luật Apolo Lawyers ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán chi phí theo thỏa thuận ban đầu.
Bước 3: Luật sư gửi Khách hàng danh mục hồ sơ cần cung cấp trong một thương vụ sáp nhập doanh nghiệp Sau khi nhận được đầy đủ tài liệu, Luật sư tiến hành kiểm tra và đánh giá.
Trường hợp phát sinh vấn đề cần làm rõ, đội ngũ Apolo Lawyers sẽ chủ động liên hệ với công ty mục tiêu để được cung cấp thêm thông tin.
Bước 4: Luật sư thu thập thêm các tài liệu cần thiết từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên liên quan.
Bước 5: Luật sư gửi tài liệu, thông tin cần thiết cho khách hàng.
Mọi thông tin về dịch vụ tư vấn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc:
Công ty Luật Apolo Lawyers
Địa chỉ: Tầng 10, Tòa nhà PaxSky, 51 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 66.701.709 | 0908.043.086 - Hotline: 0903.419.479
Email: contact@apolo.com.vn | Website: https://apolo.com.vn
Chi nhánh Quận Bình Thạnh
Địa chỉ: Tầng 09 Tower K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 35.059.349 | 0903.600.347 - Hotline: 0903.419.479
Email: contact@apolo.com.vn - Website: https://apolo.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/ApoloLawyers
>>> Xem thêm: Tham gia giải quyết tranh chấp về nhượng quyền thương mại
>>> Xem thêm: Tư vấn nhượng quyền thương mại
APOLO LAWYERS