Quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đã tạo ra nhiều cơ hội thúc đẩy đầu tư thông qua hình thức M&A. Điều đó tạo ra thách thức lớn trong hoạt động M&A nói chung và hoạt động M&A xuyên quốc gia nói riêng. Mặt khác M&A đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, song song với những lợi ích đi kèm cũng có những rủi ro nhất định xoay quanh các giao dịch liên quan đến M&A. Trên thực tế, trước khi mua bán doanh nghiệp bên mua phải xem xét, kiểm tra rất nhiều yếu tố để đảm bảo không có rủi ro hoặc rủi ro ở mức thấp nhất có thể. Qúa trình mua bán và sáp nhập ngày trở nên nhiều hơn và là một trong những nguyên nhân chính, trực tiếp gây đổ bể thương vụ hoặc thậm chí có những hậu quả kéo dài khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn. Vậy những rủi ro thường gặp trong mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là gì? Bài viết dưới đây công ty Luật Apolo Lawyers sẽ giúp cho quý khách hàng giải đáp được những vấn đề này. Qúy khách vui lòng liên hệ đến Hotline 0903.419.479 để được công ty Luật Apolo Lawyers hỗ trợ tốt nhất.
M&A trên thị trường Việt Nam thời điểm gần đây khá sôi động, tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn không thể tránh khỏi những rủi ro và đánh giá mức thiệt hại khi có rủi ro xảy ra trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp.
Những rủi ro về mặt pháp lý có thể bao gồm: rủi ro trong quá trình hoạt động (đang bị tạm ngừng hay buộc phá sản); rủi ro đến cơ quan quản lý nhà nước; từ các hành động pháp lý của đối tác, rủi ro đến từ các hành vi cố ý, vô ý hoặc bất cẩn của cán bộ quản lý và người lao động của doanh nghiệp; tranh chấp,…dẫn tới doanh nghiệp đang bị kiện tụng hay vướng vào các vấn đề pháp lý khác.
Vì vậy việc tiến hành kiểm tra các vấn đề pháp lý trước khi quyết định mua lại là thực sự cần thiết. Tùy vào từng giao dịch thực tế, ngành nghề đặc thù của doanh nghiệp mục tiêu trong hoạt động M&A hoặc tùy vào thỏa thuận giữa bên mua và bên bán mà các yêu cầu tài kiệu cho vấn đề thẩm định pháp lý có thể được soạn thảo, điều chỉnh khác nhau nhưng tựu chung lại thì có thể tổng kết tài liệu sau đây:
1. Hồ sơ thành lập và hoạt động ( Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép, Điều lệ doanh nghiệp và các giấy tờ cần thiết khác liên quan đến quá trình thành lập và hoạt động);
2. Hồ sơ về vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp;
3. Hồ sơ về nhân sự và cơ cấu tổ chức;
4. Hồ sơ về lao động;
5. Hợp đồng, giao dịch;
6. Hồ sơ về tài sản của doanh nghiệp;
7. Hồ sơ về thuế, kế toán, ngân hàng;
8. Hồ sơ về xử phạt, tranh chấp và tố tụng (Danh sách và tài liệu có liên quan đến các tranh chấpcủa Doanh nghiệp/Cổ đông sáng lập/Thành viên sáng lập; Các biên bản xử phạt hành chính/thanh tra, kiểm tra trực tiếp tới doanh nghiệp và các tài liệu khác cơ liên quan (nếu có);
Sau khi được cung cấp các tài liệu này, bên mua có thể tự tiến hành hoặc thuê các bên có chuyên môn về pháp lý như Luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư tiến hành thẩm định để đưa ra Báo cáo thẩm định pháp lý.
Đây là rủi ro mà bên mua đặc biệt quan tâm, những rủi ro về mặt tài chính này có thể liên quan đến việc góp vốn. Doanh nghiệp chưa góp đủ vốn, nguồn vốn kinh doanh không minh bạch, rủi ro về tài sản bao gồm việc định giá tài sản không đúng với giá trị thực tế, rủi ro trong các khoản nợ đối với cơ quan nhà nước và đối tác. Thông thường để kiểm tra, rà soát các nội dung liên quan đến tài chính bên mua sẽ thuê các đơn vị kiểm toán độc lập để soát xét những rủi ro về tài chính, đối với tài sản thì thuê bên thẩm định giá để định giá lại doanh nghiệp.
Lợi thế cạnh tranh thị trường cũng là một trong yếu tố mà bên mua đặc biệt quan tâm. Việc tận dụng tốt các lợi thế này sẽ giúp bên mua tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công tác xây dựng thị trường mà thay vào đó có thể bắt đầu khai thác những tiềm năng hiện có,..Tuy nhiên bên mua cũng cần cân nhắc những lợi thế này với rủi ro về pháp lý, tài chính và các rủi ro khác trước khi quyết định ký kết hợp đồng nhận chuyển nhượng doanh nghiệp.
Do vậy, doanh nghiệp cần phải nhận diện và kiểm soát được những rủi ro và tận dụng những lợi thế của doanh nghiệp khác nhằm thúc đẩy mô hình kinh doanh của mình nên những tầm cao mới.
Thứ nhất, đối với tranh chấp giữa bên bán và bên mua, các bên nên quy định rõ các mong muốn và cách thức để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp nếu không đạt được mong muốn trong hợp đồng mua bán cổ phần/ phần vốn góp, thỏa thuận cổ đông, thành viên… Những hợp đồng, thỏa thuận này nếu được xây dựng chặt chẽ, hợp lý, đầy đủ sẽ rất hữu ích khi có vấn đề bất đồng phát sinh hoặc giúp các bên giải thích các vấn đề đó.
Thứ hai, đối với các tranh chấp lao động với người lao động hoặc tập thể người lao động, bên mua hoặc ban lãnh đạo mới của công ty nên xử lý theo hướng đúng quy định pháp luật nhưng có xem xét lợi ích của người lao động đã gắn bó với công ty mục tiêu. Công ty nên có lộ trình đào tạo lại, chuyển đổi công việc trước khi tính đến phương án cắt giảm người lao động.
Thứ ba, đối với các tranh chấp với các đối tác, các bên hoặc công ty mục tiêu nên rà soát các hợp đồng đã ký kết với các đối tác, tìm hiểu những rủi ro pháp lý có thể phát sinh. Khi kết thúc M&A, công ty nên có thông báo gửi đến tất cả những đối tác để có thể rà soát những vấn đề tồn đọng và lên phương án xử lý.
Nội dung trên đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro để các doanh nghiệp có thể dựa vào để đưa ra những quyết định mang tính đúng đắn nhất.
Bước 1: Cần lựa chọn bên bán (doanh nghiệp bị thâu tóm) phù hợp để tiến hành quy trình M&A. Sự phù hợp không chỉ về quy mô, lĩnh vực hoạt động, mà còn bao gồm cả sự tương đồng về văn hoá doanh nghiệp, cấu trúc quản lý, nhân sự,… Có như vậy, các bên mua (doanh nghiệp thâu tóm) mới tìm được tiếng nói chung khi tiến hành quy trình M&A cũng như sẽ đem lại sự thành công cho doanh nghiệp cả hai bên thời kỳ hậu M&A;
Bước 2: phải xác định mục đích của M&A rõ ràng. Không ít trường hợp các bên tham gia M&A với những mục tiêu rất cụ thể như mở rộng thị trường trong thời gian ngắn, thâu tóm đối thủ hoặc các dự án đầu tư… Đó là những cái nhìn chưa chính xác và trọn vẹn về M&A. Khi một doanh nghiệp muốn thâu tóm một doanh nghiệp khác, việc này không nhằm hướng tới một mục đích cụ thể nào, mà đó chính là một công cụ hoặc một bước đệm để giúp cho các doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu phát triển kinh doanh của mình;
Bước 3: cần phải xác định đúng giá trị của bên bán hoặc doanh nghiệp bị thâu tóm. Giá trị của doanh nghiệp không chỉ phản ánh qua bảng cân đối tài sản, mà còn bao gồm những giá trị tiềm năng như đội ngũ nhân sự, hay tính pháp lý của thương hiệu… Việc xác định đúng giá trị tiềm năng của bên bán (doanh nghiệp bị thâu tóm) sẽ cho thấy giá trị của thương vụ M&A, tính khả thi và khả năng thành công về mặt tài chính;
Bước 4: Phải nhận diện các rào cản và rủi ro tiềm ẩn thông qua quá trình thẩm định chi tiết. Mỗi thương vụ M&A đều có những rủi ro tiềm ẩn cả về tài chính, thương mại và tình trạng pháp lý. Do vậy, các doanh nghiệp tham gia cần nhận diện, lường trước những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình tiến hành đàm phán, thực hiện và các giai đoạn của M&A, từ đó đề ra những biện pháp khắc phục, những phương án phòng ngừa và xử lý kịp thời.
Tóm lại, các doanh nghiệp tham gia cần hoạch định một chiến lược kỹ lưỡng gồm các bước cụ thể cho từng thương vụ M&A, trong đó đề ra phương thức, lộ trình và phân công nhân sự thực hiện một cách rõ ràng. Sau khi được phê duyệt, thì các doanh nghiệp tham gia phải tổ chức triển khai thực hiện có bài bản và tuân thủ đúng chiến lược đã hoạch định.
Trên đây là những thông tin mà Công ty Luật Apolo Lawyers đem đến cho khách hàng và tin rằng khách hàng được hưởng nhiều lợi ích từ nguồn kiến thức sâu rộng mà đội ngũ luật sư uy tín của chúng tôi tập trung vào. Tuỳ vào tình huống cụ thể mà Chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn cao nhất cho khách hàng. Quý khách hàng chưa rõ, cần hỗ trợ vui lòng liên hệ Công ty Luật Apolo Lawyers thông qua các hình thức sau:
Công ty Luật Apolo Lawyers
Địa chỉ: Tầng 10, Tòa nhà PaxSky, 51 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 66.701.709 | 0908.043.086 - Hotline: 0903.419.479
Email: contact@apolo.com.vn | Website: https://apolo.com.vn
Chi nhánh Quận Bình Thạnh
Địa chỉ: Tầng 09 Tower K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 35.059.349 | 0903.600.347 - Hotline: 0903.419.479
Email: contact@apolo.com.vn - Website: https://apolo.com.vn
>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh
>>> Xem thêm: Tư vấn vụ án hình sự khi có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can
Apolo Lawyers