Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

M&A - Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường mở cửa, các hình thức kinh doanh trở nên đa dạng thì thị trường M&A tại Việt Nam cũng trở nên sôi động với những thuận lợi riêng và những lợi ích mà M&A mang lại cũng không nhỏ đối với các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư. Đây được xem là một hướng đi mới và tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, tạo ra vị thế và cơ hội rất lớn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù M&A được ghi nhận nhiều bứt phá nhưng song đó vẫn tồn tại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp, vì vậy thông qua bài viết này công ty Luật Apolo Lawyers mang đến bài viết liên quan đến M&A - cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam. Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua số Hotline 0903.419.479 nếu có thắc mắc để được hỗ trợ tốt nhất.

M&A mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều cơ hội rộng mở nhằm nâng cao quy mô doanh nghiệp và đồng thời cũng khiến các doanh nghiệp khó tránh khỏi những thách thức khi tham gia vào mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

1. Định nghĩa M&A

“Mergers and Accquisitions” hay thường được gọi tắt là M&A, tiếng Việt có nghĩa là mua bán và sáp nhập, đây được xem là một thuật ngữ chung chỉ hoạt động giành kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

Sáp nhập: là hình thức kết hợp mà hai công ty thường có cùng quy mô, thống nhất gộp chung cổ phần. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập để trở thành một công ty mới.

Mua lại: là hình thức kết hợp mà một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác, đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới. Tuy nhiên thương vụ này không làm ra đời một pháp nhân mới.

Mục đích của M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhất định chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ, lẻ. Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt được mức sở hữu cổ phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì khi đó mới có thể coi đây là hoạt động M&A.

dich-vu-luat-su-apolo-lawyers

2. Cơ hội trong hoạt động M&A tại Việt Nam

Thuận lợi của M&A trong nền kinh tế thị trường

Thứ nhất, sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Do vậy các doanh nghiệp nhỏ đang đó ý định “bán mình” hoặc có xu thế liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Mở ra thị trường M&A đa dạng và tiềm năng.

Thứ hai, Việt Nam gia nhập WTO, những cải cách về chính sách hành chính, thuể quan cũng như pháp luật đã tạo ra hành lang thông thoáng cho việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Và trong những cách tiếp cận thị trường Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn là phương thức M&A

Thứ ba, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khiến nhiều doanh nghiệp phải mở rộng quy mô cạnh tranh. Vì vậy các doanh nghiệp lựa chọn hình thức M&A như là cách để kêu gọi vốn, các tiềm lực để tăng năng lực cạnh tranh của mình trên thương trường.

Bên cạnh những mặt thuận lợi về cung cầu thị trường, bản thân M&A cũng tạo cơ hội cho các bên tham gia có được nhiều lợi ích to lớn. Nó không chỉ giúp các doanh nghiệp lớn giảm chi phí đầu tư, giúp các doanh nghiệp yếu kém thoát khỏi nguy cơ phá sản mà còn giúp doanh nghiệp mới tạo ra sau M&A có đầy đủ các tiềm lực và thuận lợi để phát triển lớn mạnh và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thương trường.

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Với những lợi ích tiềm tàng là động lực chính khiến các doanh nghiệp tham gia thị trường M&A, vì vậy mà khi tham gia thị trường này, doanh nghiệp sẽ có được các cơ hội mới. M&A sẽ tạo cơ hội hình thành những doanh nghiệp vừa và lớn, có khả năng đủ tiềm lực để phát triển công nghệ cao, tạo nên động lực phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam. Một trong những động lực to lớn cho thị trường Việt Nam là sự hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Bước này tạo cơ hội rất lớn cho Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài khi thị trường M&A tại đây đang đón nhận làn sóng đầu tư từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc,….nhằm tận dụng cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam.

Trong thời gian tới, thị trường M&A sẽ có vai trò trung gian, tạo điều kiện cho công ty nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài chiếm áp đảo về số lượng cũng như về tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam, điều này mở cơ hội rất lớn cho nền kinh tế trong nước ở bối cảnh hiện tại và thời gian sắp tới. Với những tác động mạnh mẽ đến từ nhiều yếu tố khiến hoạt động M&A đứng trước một bước ngoặt mới, M&A trong tương lai được kỳ vọng sẽ bùng nổ.

3. Thách thức cho doanh nghiệp

Thứ nhất, thách thức đến từ hệ thống luật pháp

Hiện nay, các quy định về hoạt động M&A nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật: tại Luật Doanh nghiệp, có các quy định về hợp nhất, sáp nhập, mua cổ phần; trong hệ thống pháp luật đầu tư có một số quy định liên quan đến mua bán, chuyển nhượng… thừa nhận hoạt động M&A như một hình thức đầu tư trực tiếp; Luật Cạnh tranh cũng đã đưa ra những quy định quan trọng liên quan tới hoạt đông M&A, như hành vi hạn chế cạnh tranh, vị thế độc quyền…. Nhiều văn bản nhưng lại thiếu vắng một văn bản luật hay một hướng dẫn thống nhất. Điều này vừa làm cho các chủ thể tham gia hoạt động M&A gặp khó khăn trong việc thực hiện, vừa làm cho các cơ quan quản lý Nhà nước khó kiểm soát các hoạt động M&A.Khung khổ pháp lý cho hoạt động M&A tồn tại rải rác trong Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán và một số văn bản pháp luật chuyên ngành về tài chính ngân hàng.

Thứ hai, thách thức đến từ bên mua – bán

Thực tế có nhiều công ty muốn mua và cũng có không ít công ty muốn bán nhưng phần nhiều trong số họ không có những hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ M&A, cũng như không biết được “hậu” của thương vụ M&A sẽ như thế nào? Cũng như họ không thể tự mình tìm kiếm một đối tác phù hợp. Điều này cũng một phần do thách thức thứ ba mang lại.

 Thứ ba, thách thức đến từ bên trung gian

Hiện nay cũng có khá nhiều các công ty chứng khoán, tư vấn tài chính, kiểm toán tham gia vào làm trung gian, môi giới cho các bên trong hoạt động M&A. Tuy nhiên do có những hạn chế về hệ thống luật, nhân sự, tính chuyên nghiệp, cơ sở dữ liệu,…nên các đơn vị này chưa thể trở thành trung gian thiết lập một “thị trường” để các bên mua – bán gặp nhau. Việc tư vấn chủ yếu mang tính chất xây dựng hồ sơ và thực hiện các thủ tục với các cơ quan chức năng. Chức năng tư vấn thực sự liên quan đến chiến lược phát triển, tổ chức và sắp xếp DN sau khi sáp nhập hầu như chưa được đề cập.

Để thực hiện một thương vụ M&A thành công, doanh nghiệp mua cần chú ý đến sự chính xác của thông tin, phân tích các tiềm năng cũng như dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ doanh nghiệp bán. Bên cạnh đó, nên chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ, tư vấn từ các hãng luật chuyên nghiệp. Các nhà tư vấn pháp luật và các luật sư sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết những thắc mắc, vượt qua những thách thức trên.

dich-vu-luat-su-apolo-lawyers

4. Luật sư Apolo Lawyers tư vấn và hỗ trợ khách hàng

Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm và am hiểu tường tận về pháp luật doanh nghiệp, mô hình kinh doanh, cấu trúc doanh nghiệp và xác định giá trị đầu tư tài chính, chúng tôi đã tư vấn cho nhiều khách hàng như bên bán, bên mua trong một số ngành nghề chuyên biệt, nhà đầu tư tài chính và công ty quản lý quỹ.

Với kinh nghiệm về pháp luật Việt Nam và nhiều hệ thống pháp luật khác trên thế giười, đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn đưa ra các giải pháp cho các vấn đề pháp lý để khách hàng đạt được mục tiêu kinh doanh.

Sự kết hợp giữa kinh nghiệm luật sư doanh nghiệp và kinh nghiệm hành nghề tại các tổ chức hành nghề luật sư cho phép đội ngũ luật sư của chúng tôi có cái nhìn sâu sắc về vấn đề của khách hàng và đưa ra các tư vấn mang lại hiệu quả kinh tế theo yêu cầu của khách hàng.

Dịch vụ tư vấn tại Apolo Lawyers liên quan đến mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) bao gồm:

  • Tư cấn tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp
  • Tư vấn giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thương vụ M&A như: tranh chấp phát sinh giữa bên mua và bên bán, tranh chấp với các đối tác, tranh chấp lao động với người lao động hoặc tập thể lao động;…
  • Hỗ trợ tư vấn nhằm tránh những vấn đề về giả mạo giấy tờ pháp lý, kiểm tra kỹ lưỡng tài liệu với cơ quan ban hành

>>> Xem thêm: Dịch vụ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

>>> Xem thêm: Tư vấn thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

APOLO LAWYERS

Dịch vụ Luật sư đại diện tham gia tố tụng

Luật sư tư vấn pháp luật Lao động

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư tư vấn M&A và tái cơ cấu doanh nghiệp hậu M&A

Tư vấn ly hôn trọn gói tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS

phone-icon