Trong hoạt động mua bán và sát nhập doanh nghiệp (M&A), thẩm định pháp lý là một trong những bước quan trọng nhất trong giai đoạn tiền giao dịch và có ảnh hưởng đến quyết định về sau của Bên Mua đối với Bên Bán. Vậy, thẩm định pháp lý là gì? Bài viết này công ty Luật Apolo Lawyers sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ về vấn đề này. Vui lòng liên hệ số Hotline 0903.419.479 để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.
Thẩm định tính pháp lý trong M&A là quá trình bên mua thu thập, tìm hiểu, nghiên cứu, rà soát và đánh giá thông tin về công ty mục tiêu để chỉ ra các vấn đề pháp lý có khả năng sẽ ảnh hưởng đến giao dịch mua công ty và đưa ra tư vấn phù hợp.
Thẩm định pháp lý (Legal Due Diligence) là hoạt động thu thập và đánh giá tất cả các tài liệu pháp lý và thông tin liên quan đến công ty mục tiêu. Việc này mang lại cho cả Bên Mua và Bên Bán cơ hội xem xét kỹ lưỡng bất kỳ rủi ro pháp lý nào, chẳng hạn như các vụ tranh chấp hoặc các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, trước khi quyết định giao dịch nhằm bảo đảm rằng việc đầu tư hoặc mua bán công ty mục tiêu là có lợi. Bằng cách hiểu rõ công ty mục tiêu và bất kỳ khoản nợ tiềm tàng nào, cả hai bên có thể đưa ra quyết định sáng suốt trong một thương vụ M&A. Ngoài ra, thẩm định pháp lý cũng giúp hoàn thiện danh mục pháp lý của doanh nghiệp và tạo lợi thế cho chủ sở hữu doanh nghiệp trong quá trình kêu gọi đầu tư và đàm phán các giao dịch M&A.
Mặc dù thẩm định pháp lý đóng vai trò tối quan trọng ở giai đoạn tiền giao dịch, nó không phải lúc nào cũng được hiểu rõ, đặc biệt là các bên tham gia. Một cuộc điều tra thẩm định toàn diện về mặt pháp lý là rất quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ thương vụ M&A nào. Từ góc độ của Bên Bán, báo cáo thẩm định pháp lý giúp công ty nhận thức được việc tuân thủ pháp luật của công ty từ khi thành lập đến suốt quá trình hoạt động, xác định những sai sót, thiếu sót trong quá trình hoạt động để có những điều chỉnh phù hợp. Còn từ góc độ của Bên Mua, một báo cáo thẩm định pháp lý giúp nhận diện tất cả các rủi ro tiềm ẩn và các vấn đề có thể ảnh hưởng hoặc hình thành trong công ty mục tiêu, từ đó xác định được vị thế của Bên Mua trong giao dịch này để có thể đàm phán với giá cả tốt nhất. Và dù dưới góc độ nhìn nhận nào, sự hỗ trợ của các luật sư cho các bên tham gia luôn là điều cần thiết.
Luật sư sẽ xem xét và đánh giá về tất cả các khía cạnh pháp lý của công ty mục tiêu, bao gồm việc nghiên cứu và xác minh:
nhằm xác định:
Tùy vào quy mô của công ty mục tiêu và mức độ phức tạp trong hoạt động vận hành mà việc thẩm định pháp lý được thực hiện từ 07 – 30 ngày. Các thương vụ M&A khác nhau có các quy trình thực hiện khác nhau, nhưng chắc chắn rằng cần có thời gian đáng kể để thu thập thông tin và phản hồi các yêu cầu, các công việc này diễn ra đồng thời trong khi khách hàng tiếp tục điều hành doanh nghiệp. Apolo lawyers hiểu rằng điều này thực không dễ dàng, nhưng đó là một phần của bất kỳ quy trình mua bán nào mà bạn cần nỗ lực để thương vụ M&A thành công.
Apolo Lawyers hiểu rằng mỗi thương vụ M&A là một chiến thuật, một bước đi quyết định định hướng phát triển cũng như giá trị tương lai của doanh nghiệp. Vì lẽ đó, việc lựa chọn một công ty luật cung cấp dịch vụ thẩm định pháp lý uy tín và chất lượng là yếu tố rất quan trọng. Công ty Luật Apolo Lawyers với các luật sư tư vấn cùng đội ngũ trợ lý luật sư, chuyên viên pháp lý, nhân viên có trình độ chuyên môn cao, làm việc chuyên nghiệp cam kết:
5. Quy trình cung cấp dịch vụ tại Apolo Lawyers
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ, tài liệu từ khách hàng.
Trợ lý luật sư chuyển yêu cầu của khách hàng đến Hội đồng luật sư Apolo tiếp nhận và báo phí dịch vụ thẩm định pháp lý theo thỏa thuận.
Bước 2: Khách hàng và công ty luật Apolo Lawyers ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán chi phí theo thỏa thuận ban đầu.
Bước 3: Luật sư gửi Khách hàng danh mục hồ sơ cần cung cấp trong một thương vụ M&A. Sau khi nhận được đầy đủ tài liệu, Luật sư tiến hành kiểm tra và đánh giá.
Trường hợp phát sinh vấn đề cần làm rõ, đội ngũ Apolo Lawyers sẽ chủ động liên hệ với công ty mục tiêu để được cung cấp thêm thông tin.
Bước 4: Luật sư thu thập thêm các tài liệu cần thiết từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên liên quan.
Bước 5: Luật sư gửi Báo cáo thẩm định pháp lý cho khách hàng.
>>> Xem thêm: Tư vấn thủ tục ly hôn, giành quyền nuôi con
>>> Xem thêm: Tư vấn thủ tục công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án
APOLO LAWYERS