Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Tham ô tài sản bị xử phạt ra sao?

Trong cơ chế thị trường hiện nay, kinh tế là lĩnh vực luôn tiềm ẩn khả năng tham ô lớn. Bởi ở đó, lợi ích vật chất được xác định là động lực thúc đẩy mạnh mẽ hành vi tham ô tài sản. Thực tiễn cho thấy, tội phạm tham ô có quy mô ngày càng lớn, với mức độ tinh vi, phức tạp và tổ chức chặt chẽ. Động cơ vụ lợi đã khiến các cán bộ, công chức cố tạo cho mình một hai đặc quyền nào đó để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng các thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Chính vì lẽ đó, tham ô tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội nên hành vi này luôn bị luật hình sự Việt Nam coi là tội phạm. Vậy, tham ô tài sản bị xử phạt ra sao?

Bài viết dưới đây của Công ty Luật Apolo Lawyers sẽ giúp cho Quý khách hàng giải đáp được vấn đề này. Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline 0903.419.479 để được Công ty Luật Apolo Lawyers hỗ trợ tốt nhất.  

1. Thế nào là tham ô tài sản?

Tham ô tài sản là hành vi được thực hiện bởi những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài. Theo đó, những người này sẽ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản do mình quản lý. Việc chiếm đoạt tài sản có thể liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người vi phạm.

Như vậy, với những người không có chức vụ, quyền hạn thì sẽ khó hoặc không thể thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản, nói cách khác, chức vụ quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội chiếm đoạt tài sản dễ dàng.

Ví dụ về tội tham ô tài sản:

- Chị B là kế toán của một công ty bảo hiểm, trong quá trình làm việc, chị B đã lập chứng từ khống để rút tiền của công ty sau đó dùng số tiền này để mua ô tô phục vụ cho mục đích cá nhân.

- Giám đốc A của một công ty lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chỉ đạo nhân viên của mình (kế toán và thủ quỹ) lập khống chứng từ để quyết toán hợp đồng kinh tế rút tiền gần 03 tỷ đồng. Sau đó, giám đốc chia cho thủ quỹ, kế toán mỗi người 200 triệu đồng, số tiền còn lại phục vụ cho mục đích cá nhân.

dich-vu-luat-su-apolo-lawyers

2. Tham ô bao nhiêu tiền thì cấu thành Tội tham ô tài sản Điều 353?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về Tội tham ô tài sản, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý với giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau thì bị xử lý về Tội tham ô tài sản:

- Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về một trong các tội: Tội nhận hối lộ; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ…, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

dich-vu-luat-su-apolo-lawyers

3. Mức phạt Tội tham ô tài sản hiện nay thế nào?

Tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định hình phạt cụ thể với Tội này như sau:

*Hình phạt chính

- Khung 01:

Phạt tù từ 02 - 07 năm nếu tham ô tài sản có giá trị từ 02 - dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc trường hợp quy định.

- Khung 02:

Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+Có tổ chức;

+Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

+Phạm tội 02 lần trở lên;

+Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100 - dưới 500 triệu đồng;

+Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;

+Gây thiệt hại về tài sản từ 01 - dưới 03 tỷ đồng;

+Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

- Khung 03:

+Phạt tù từ 15 - 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

+Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu - dưới 01 tỷ đồng;

+Gây thiệt hại về tài sản từ 03 - dưới 05 tỷ đồng;

+Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

- Khung 04:

Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+Chiếm đoạt tài sản trị giá 01 tỷ đồng trở lên;

+Gây thiệt hại về tài sản 05 tỷ đồng trở lên.

*Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 - 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Nếu có khó khăn, thắc mắc về Tham ô tài sản bị xử phạt ra sao? Cũng như các vấn đề khác Quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi Công ty Luật Apolo Lawyers qua email contact@apolo.com.vn hoặc Hotline - 0903.419.479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

Chúng tôi là công ty luật hoạt động dựa trên nền tảng lấy sự uy tín, tinh thần trách nhiệm làm đầu. Luật sư của chúng tôi là những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm hành nghề lâu năm, luôn làm việc tận tâm, nhiệt tình và hiệu quả. Chúng tôi luôn cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với chất lượng vượt trội. Thông tin của khách hàng được chúng tôi bảo mật tuyệt đối. Và điều quan trọng mang đến sự thành công cho chúng tôi là chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng sự an tâm và lợi ích tối đa trong từng vụ việc.

>>> Xem thêm: Người làm chứng khai sai sự thật thì bị xử lý như thế nào?

>>> Xem thêm: Chủ nhà chết thì hợp đồng thuê nhà có mặc nhiên chấm dứt?

APOLO LAWYERS

Luật sư tư vấn hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất

Tư vấn pháp luật về thừa kế

Dịch vụ xin giấy phép đầu tư

Luật sư tư vấn pháp luật Lao động

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS

phone-icon