Mô hình M&A đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là hình thức sáp nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, các vấn đề về thuế khi sáp nhập doanh nghiệp luôn là cản trở vô hình đối với các doanh nghiệp. Việc hiểu rõ hơn các thủ tục về thuế sẽ giúp các doanh nghiệp chuẩn bị kỹ càng hơn khi tham gia sáp nhập. Vậy thủ tục về thuế khi sáp nhập doanh nghiệp bao gồm những gì? Bài viết này công ty Luật Apolo Lawyers sẽ giúp khách hàng nắm bắt được vấn đề này. Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0903.419.479 để được công ty Luật Apolo Lawyers hỗ trợ tốt nhất.
Thủ tục về thuế là một trong những thủ tục cần thiết mà doanh nghiệp cần có để có thể hoàn thiện đầy đủ theo như các quy định về mặt pháp lý
Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, là việc một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Việc sáp nhập doanh nghiệp liên quan đến tài chính, việc quản lý của nhà nước của nhiều doanh nghiệp nên thủ tục sáp nhập cần tuân theo quy định của pháp luật.
Luật doanh nghiệp không có quy định về giải quyết thủ tục thuế của các doanh nghiệp khi thực hiện sáp nhập mà chỉ quy định chung về việc công ty nhận sáp nhập sẽ hưởng quyền và nghĩa vụ của công ty sáp nhập. Vì vậy để thuận tiện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục khi sáp nhập thì cần một số hồ sơ, bao gồm:
Doanh nghiệp khi tiến hành sáp nhập với nhau thì phải tiến hành thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm hồ sơ cụ thể như sau:
Tờ khai Điều chỉnh đăng ký thuế mẫu số 08-MST;
Bản sao không yêu cầu chứng thực Hợp đồng sáp nhập và văn bản tương đương;
Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy tờ tương đương khác
Trình tự thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp
Bước 1: Quyết toán thuế thủ tục về thuế khi sáp nhập doanh nghiệp
Khi tiến hành thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị sáp nhập phải thực hành quyết toán thuế.
Bước 2: Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Người nộp thuế của doanh nghiệp bị sáp nhập nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của công ty trong thời gian hoạt động theo quy định của pháp luật về hóa đơn, chứng từ trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Bước 3: Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
Một trong những thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp đó là doanh nghiệp bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Trong trường hợp doanh nghiệp bị sáp nhập chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi sáp nhập thì doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào kho bạc của Nhà nước.
Bước 4: Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Mỗi doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh đều có một mã số thuế khác nhau tuy nhiên khi sáp nhập doanh nghiệp với nhau và làm thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị sáp nhập nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lữa mã số thuế tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Mã số thuế của doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ bị chấm dứt còn lại mã số thuế của doanh nghiệp nhận sáp nhập.
Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị trực thuộc thì toàn bộ các đơn vị trực thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.
Vì vậy, để thuận tiện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục khi sáp nhập, pháp lut doanh nghiệp cần bổ sung quy định về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp bị sáp nhập được thực hiện trước hay sau khi tiến hành sáp nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn chiếu sang quy định pháp luật về thuế.
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ, tài liệu từ khách hàng.
Trợ lý luật sư chuyển yêu cầu của khách hàng đến Hội đồng luật sư Apolo tiếp nhận và báo phí dịch vụ pháp lý theo thỏa thuận.
Bước 2: Khách hàng và công ty luật Apolo Lawyers ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán chi phí theo thỏa thuận ban đầu.
Bước 3: Luật sư gửi Khách hàng danh mục hồ sơ cần cung cấp trong một thương vụ M&A. Sau khi nhận được đầy đủ tài liệu, Luật sư tiến hành kiểm tra và đánh giá.
Trường hợp phát sinh vấn đề cần làm rõ, đội ngũ Apolo Lawyers sẽ chủ động liên hệ với công ty mục tiêu để được cung cấp thêm thông tin.
Bước 4: Luật sư thu thập thêm các tài liệu cần thiết từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên liên quan.
Bước 5: Luật sư gửi thông tin cho khách hàng.
>>> Xem thêm: Dịch vụ đánh giá tính pháp lý của hợp đồng trước khi khởi kiện
>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn giải quyết khiếu nại Cơ quan Thuế
APOLO LAWYERS